Đông trùng hạ thảo nổi tiếng là dược liệu đại bổ. Tuy nhiên không ít gia đình còn thắc mắc liệu tiểu đường có uống được đông trùng hạ thảo không? Cùng tham khảo những giải đáp và tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng trong bài viết ngay sau đây.
1. Bệnh tiểu đường có uống được đông trùng hạ thảo không?
Người mắc đái tháo đường có thể uống đông trùng hạ thảo. Đông trùng hạ thảo có chứa tới 17 loại Axit amin, Vitamin (A, C, B12, E, K,…) khoáng chất (Mn, Al, K, Na, Mg,…) cùng các chất có hoạt tính sinh học giúp điều hòa đường huyết và phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.
Trong đó, nghiên cứu của một nhóm học giả Trung Quốc năm 2015 đã chỉ ra rằng, đông trùng hạ thảo có khả năng kiểm soát đường huyết, tăng độ nhạy của Insulin, cải thiện triệu chứng của bệnh, tốt cho người tiểu đường. Ngày nay, dược liệu quý này đã được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ điều trị tiểu đường tại Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc,… Tác dụng của đông trùng hạ thảo đối với người bệnh đái tháo đường đã được nghiên cứu và chỉ ra ở cả lý thuyết, thí nghiệm và cả thực tiễn.
2. Lợi ích của đông trùng hạ thảo cho bệnh tiểu đường
Sử dụng đông trùng hạ thảo đúng cách đem lại nhiều lợi ích cho người mắc đái tháo đường.
2.1. Ổn định đường huyết
Uống đông trùng hạ thảo có tác dụng giúp ổn định đường huyết thông qua:
Giảm cân, giảm chứng đa đường chiết xuất Cordycepin có tác động đến hệ vi khuẩn đường ruột giúp làm giảm trọng lượng cơ thể, giảm nguy cơ tích tụ chất béo.
Giảm đáng kể mức HbA1c bởi hàm lượng cao Selen có trong đông trùng hạ thảo. Hoạt chất này có vai trò quan trọng đối với cân bằng nội môi Glucose – Lipid ở người đái tháo đường.
Bảo vệ tế bào beta tuyến tụy khỏi stress oxy hóa do Streptozotocin gây ra. Đây là kết quả của một nghiên cứu thực hiện năm 2016 của một nhóm học giả Trung Quốc.
Kích thích tuyến tụy sản xuất Insulin và bắt chước tác dụng của Insulin nhờ CPS-1 là Polysaccharides. Từ đó giúp điều hòa lượng đường trong máu, duy trì ổn định đường huyết.
Cải thiện chuyển hóa glucose trong máu. Chiết xuất CBPS-II có tác dụng giúp cải thiện chuyển hoá Glucose ở gan từ đó hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả.
2.2. Phòng chống, giảm nhẹ biến chứng tiểu đường
Phòng chống, giảm nhẹ biến chứng của bệnh tiểu đường là một mục tiêu quan trọng trong quá trình điều trị. Việc sử dụng đông trùng hạ thảo giúp kiểm soát tốt mục tiêu này nhờ công dụng hỗ trợ ngăn ngừa những biến chứng sau:
Nhiễm trùng: Chất chống oxy hóa Cordycepin và Polysaccharide giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng do các gốc tự do và vi khuẩn phát triển trong máu.
Tăng huyết áp, mỡ máu cao: Cordycepin là một chất tương tự Adenosine có tác dụng làm giãn mạch máu, cải thiện lưu thông tuần hoàn, giảm huyết áp. Đồng thời, tác dụng làm giảm Cholesterol LDL giúp cải thiện nguy cơ mắc xơ vữa động mạnh ở người bệnh tiểu đường.
Bệnh thận: Các chiết xuất từ đông trùng hạ thảo đã làm giảm đáng kể nồng độ Creatinin huyết thanh, giảm Protein niệu và tăng độ thanh thải Creatinin hỗ trợ giảm nhẹ biến chứng thận ở người tiểu đường.
Bệnh về tâm lý như trầm cảm. Các hợp chất Vanadi có khả năng bắt chước hoạt động của Insulin giúp kiểm soát đường huyết và có lợi trong việc ngăn ngừa trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường.
Thừa cân, béo phì: Đông trùng hạ thảo có ít Calo, ít chất béo và chứa các thành phần như Cordycepin giúp cải thiện thể trọng, giảm Cholesterol máu kiểm soát béo phì hiệu quả.
Tình trạng loãng xương: Enzym Superoxide Dismustase và Cordymin có lợi cho xương khớp, giảm thiểu loãng xương, lão hóa xương ở người tiểu đường.
2.3. Tăng cường sức khỏe toàn diện
Người bệnh tiểu đường uống loại dược liệu này còn nhận được nhiều lợi ích khác cho sức khỏe:
Bổ sung năng lượng: Protein, Axit amin cùng nhiều yếu tố vi lượng thiết yếu trong đông trùng hạ thảo là nguồn năng lượng dồi dào giúp bồi bổ tăng cường sức khỏe cho người tiểu đường.
Tăng cường sức đề kháng: Vitamin nhóm B, C, E, A… khoáng chất Canxi, Sắt, Kẽm, Magie, Ni,… và nhiều chất chống oxy hóa như Carotenoid, Phenolic, Flavonoid,… giúp tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng người tiểu đường.
Phòng chống ung thư: Cordyceps militaris trong đông trùng hạ thảo có khả năng ức chế phát triển tế bào ung thư phổi, ruột kết, da và gan.
3. Hướng dẫn cách dùng đông trùng hạ thảo cho người tiểu đường
Đối với người tiểu đường, chế độ ăn uống cần được kiểm soát cẩn thận, vì vậy bạn nên nắm rõ liều lượng, thời điểm và những lưu ý khi sử dụng đông trùng hạ thảo sau:
Liều lượng: 1 – 3g khô hoặc 5 – 10g tươi một ngày.
Thời gian dùng: Buổi sáng sớm hoặc trước đi ngủ, khi cơ thể đang đói. Sử dụng đông trùng hạ thảo vào thời điểm này giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tối đa và đường huyết không bị tăng quá cao.
Các lưu ý khác:
Không uống dạng ngâm rượu hoặc ngâm mật ong để tránh làm tăng đường huyết.
Nếu sử dụng đông trùng hạ thảo với mục đích điều trị cần uống đều đặn theo đợt chỉ định của bác sĩ.
Phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ hoặc trong thời kỳ cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Người tiểu đường mắc kèm bệnh viêm khớp dạng thấp, đa xơ cứng, Lupus, rối loạn chảy máu sau không nên sử dụng đông trùng hạ thảo.
Không dùng chung với 1 số loại thuốc như thuốc chống đông, ức chế miễn dịch, Prednisolon, Testosterone.
Không tự ý dùng cho trẻ em mắc tiểu đường mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
4. Gợi ý 3 công thức uống đông trùng hạ thảo cho người tiểu đường
Cho túi lọc trà đông trùng hạ thảo vào, sau đó thêm khoảng 250ml nước ấm vào, sau khoảng 5 – 7 phút là có thể thưởng thức.
Hy vọng bài viết đã cung cấp được nhiều kiến thức về vấn đề “Tiểu đường có uống được đông trùng hạ thảo không?”. Bạn hãy tham khảo thêm ý kiến từ các bác sĩ khi sử dụng đông trùng hạ thảo để có chế độ dinh dưỡng và điều trị phù hợp nhất cho người bệnh tiểu đường nhé.
Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
Chứng chỉ dược lâm sàng
Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội
1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái
1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái